tuy được làm bằng composite nhưng nhìn rất giống gỗ .và được làm rất chi tiết .
Theo kinh A-hàm, Phật Di Lặc sẽ là vị Phật thứ 5 trong hiền kiếp này, ngài đang ngụ tại cung trời Đâu Suất và trụ trên cung trời đó 4000 năm (năm theo cung trời Đâu Suất), tính theo năm tháng thế gian là 6 tỷ 70 triệu năm nữa ngài sẽ sinh xuống thế giới này tu hành trong vườn Hoa Lâm , dưới cội cây Long Hoa thành Phật hiệu là Di Lặc.
Chi tiết hơn trong trường A-hàm có dẫn rằng sau này ở cõi Ta-bà chúng ta, con người thường xuyên tạo ác nghiệp dẫn đến tuổi thọ giảm, giảm đến mức chỉ còn 10 tuổi cho đến khi cả thế giới có nạn đao binh, cây cỏ cũng có thể cắt con người. Sau nạn đao binh là nạn bệnh dịch. Cả thế giới chỉ còn một số ít người tu hành trên núi non sống sót thấu hiểu hậu quả của ác nghiệp, những người này nỗ lực tu thiện trở lại, tuổi thọ con người lại tăng, dân số đông đảo dần và thuần hậu, đức phật Di Lặc ra đời dưới cội cây Long Hoa.
Chữ Phật Di Lặc là phiên âm tiếng Phạn, dịch nghĩa là "người có lòng từ bi". Ngoài ra, ngài còn có tên khác là Vô Năng Thắng, phiên âm là A-dật-đa.
Phật Di lặc được thờ rất nhiều trong phật giáo, nhất là phật giáo Tây tạng. Tại Việt Nam và Trung Hoa, tôn tượng của Phật Di Lặc thường được tạc dưới hình dạng một người ngồi với nụ cười hiền rất lớn, cái bụng rất to. Theo Kinh thì từ trước tới giờ đức Di Lặc vẫn ở cung trời Đâu Suất
chứ chưa thể ra đời ở cõi chúng ta để giáo hóa. Nhưng với tinh thần người hiểu Phật giáo Đại thừa thì Bồ-tát có báo thân, ứng thân và nhất là hóa thân. Tùy căn cơ chúng sanh mà các ngài ứng hóa vô lượng thân không thể lường được. Theo sử Trung Hoa, ngài hóa thân hai, ba đời nhưng phổ biến nhất là hình tượng Bố Đại Hòa Thượng (Hòa thượng với cái túi to). Ngài Bố Đại Hòa thượng lúc nào cũng quảy một túi lớn, đi trong nhân gian gặp chỗ nào có cái gì, Ngài xin bỏ vô đãy. Đến chỗ có con nít đông, Ngài ngồi xuống phân chia cho chúng nó, vui chơi với chúng nó. Cho nên người ta thấy miệng Ngài lúc nào cũng cười vui vẻ thích thú. Đó là hình ảnh đức Di Lặc, một vị Hòa thượng bụng lớn, mập, miệng cười toe toét.
Ý nghĩa thứ nhất khi phật tử đứng trước tôn tượng Di Lặc là hướng tới một vị phật ở tương lai, phật tử muốn đặt hết hy vọng vào việc tu tập để thành phật trong tương lai
Ý nghĩa thứ hai là hình ảnh hạnh phúc của đức Di Lặc, theo sự tích trong thiền tông về ngài Bố Đại Hòa Thượng: Một hôm Hòa thượng Thảo Đường gặp Ngài hỏi: “Đại ý Phật pháp thế nào?” Đang quảy bị trên vai Ngài liền để xuống. Vị Hòa thượng hỏi thêm: “Chỉ có thế thôi hay có con đường tiến lên?” Ngài mang cái bị để lên vai và đi. Đó là câu trả lời của Ngài. Đại ý phật pháp không có gì lạ, chỉ có một chữ xả là được. Chấp tức là chấp mình chấp người nhân, ngã, Phật pháp, quyền thế, danh vọng v.v… Như vậy cái mà buông tất cả đó là đại ý Phật pháp.
© Bản quyền thuộc về Đồ thờ cúng Đài Loan | Cung cấp bởi Sapo