tượng phật quan âm

Mã sản phẩm: quan thế âm đá hồng 40 _1 Mã sản phẩm: quan thế âm đá hồng 40 _2

Tình trạng: Còn hàng

2.900.000₫ 4.350.000₫

tôn tượng quan thế âm bồ tát cao 40 cm , chất liệu đá trắng mặt hồng 

DANH HIỆU
Quán Thế Âm , nghĩa là quán sát tiếng kêu than của chúng sanh trong thế gian để độ cho họ thoát khổ . 
TIỀN THÂN
Thuở đức Phật Bảo Tạng , Ngài là thái tử con vua Vô tránh Niệm . Ngài theo vua cha đến nghe Phật thuyết pháp và thỉnh Phật cùng Tăng chúng về cung cúng dường . Do công đức ấy , được Phật thọ ký sau này làm Bồ-tát hiệu là Quán Thế Âm , phụ tá đức A Di Đà giáo hóa chúng sanh và sau nữa sẽ thành Phật hiệu là Phổ Quang Công Đức Sơn Vương ( kinh Bi Hoa , quyển 3 , phẩm chư Bồ-tát bổn thọ ký ). 
HẠNH NGUYỆN 
Bồ-tát Quán Thế Âm không có trong lịch sử thế giới này . Ngài là vị Bồ-tát hầu cạnh đức Phật A Di Đà ở thế giới Cực-lạc phương tây . Có chỗ nói Ngài không cố định ở thế giới nào , tùy chúng sanh ở dâu đau khổ thì Ngài thị hiện đến cứu độ . Quán Thế Âm là xem xét tiếng kêu đau khổ của chúng sanh ở đời . Vì thế , Ngài là hiện thân của từ bi . Chỗ nào có chúng sanh khổ đau là có Ngài thị hiện thân đến đấy . Ngài hằng tùy loại chúng sanh hóa thân độ họ . Có nhiều lần Ngài hóa thân người nữ độ đời , nên người ta thường gọi Ngài là Phật Bà . 
BIỂU TƯỚNG
Nghiên cứu về hình tượng Ngài , chúng ta thấy có lắm tượng . Những tượng y cứ theo giả sử, như : Quán Âm Hài Nhi ( thể theo cốt truyện Quán Âm Thị Kính ), Quán Âm Nam Hải , Quán Âm Tử Trúc …Những tượng y cứ theo các phái Mật Tông như : Quán Âm Mã Đầu , Quán Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn ,Quán Âm Cữu Diện …Có pho tượng phổ thông nhất là Quán Âm thanh tịnh bình thùy dương liễu . Tượng này Ngài Trí Khải hằng tán dương , chúng ta cố gắng tìm hiểu .
Tượng Ngài hình người nữ đứng trên hoa sen , tay phải cầm cành dương , tay trái cầm bình thanh tịnh , trong bình nước cam lồ . Chúng ta hằng lạy 12 câu nguyện sau khi tụng phẩm phổ môn , có câu “Nam mô thanh tịnh bình thùy dương liễu , Quán Âm Như Lai cam lồ sái tâm nguyện”. Câu nguyện này đã diễn tả đúng hình tượng của Ngài . Giờ đây, chúng ta tìm hiểu chi tiết qua hình tượng đó .
THÂM Ý
Tại sao Bồ-tát Quán Thế Âm lại là người nữ ? Theo Kinh Di Đà nói : người sanh về cõi Cực Lạc tuy chưa chứng quả Thánh Vẫn không có tướng nam , tướng nữ . Kinh A-hàm nói : người nữ có 5 chướng không thể thành Phật … Thế mà Bồ-tát Quán Thế Âm lại hiện thân nữ ?
Bồ-tát Quán Thế Âm hiện thân của đức từ bi . Muốn nói lên tình thương chân thành tha thiết nhất trong con người , không tình thương nào qua tình mẹ thương con . Mẹ đối với con là tình thương bao la , khó lấy cái gì có thể hình dung được . Cho nên , đức Quán Thế Âm hiện thân là một người mẹ hiền của nhân loại, hay tất cả chúng sanh . Người mẹ dầu bận công ăn việc làm gì , một khi nghe tiếng con kêu khóc , mẹ buông bỏ tất cả vội vàng chạy lại vỗ về con . Đức Quán Thế Âm cũng thế , dù bận việc giáo hóa ở đâu , một khi nghe tiếng kêu thương của chúng sanh , Ngài liền hiện thân đến an ủi . Vì thế , gọi Ngài là Bồ-tát Quán Thế Âm . Người mẹ hiền của tất cả chúng sanh , người mẹ lúc nào cũng lắng nghe tiếng nấc nở từ cõi lòng của đàn con dại đang chìm đắm trong bể khổ mênh mông , để đến xoa dịu cứu thoát mọi khổ não đều được tiêu tan .
Tay phải Ngài cầm cành dương liễu là tượng trưng cho đức nhẫn nhục . Ta trái cầm bình thanh tịnh đựng nước cam lồ là tượng trưng cho tâm từ bi . Chỉ có cành dương liễu mới có khả năng mang nước cam lồ cho chúng sanh .
Dương liễu là loại cây vừa dẻo vừa mềm gặp gió mạnh thì uốn mình theo chiều gió , gió dừng là trở về vị trí cũ . Nếu cứng như cành cây lim cây gỗ thì gió không thể lung lay , một khi bị gió lay thì gẫy . Nếu yếu như cành dương liễu thì chỉ buông rũ theo chiều gió . Cứng quá mềm quá đều không có sức chịu đựng lâu dài . Cành dương nhờ sức mềm dẻo nên khéo tùy duyên mà không mất vị trí . Tức là tuy chiều theo cảnh mà không bị chi phối . Vì thế , cành dương tượng trưng cho đức nhẫn nhục . Nhẫn nhục không có nghĩa ai làm cũng được , ai bảo cũng nghe . Chính bản chất của nó là khéo tùy thuận người , để hướng dẫn họ , theo đường lối hay lập trường của mình . Tùy thuận mà không bị họ chi phối , ngược lại chi phối được họ . Người nhẫn nhục mới trông qua như rất yếu hèn , kỳ thật họ có sức mạnh phi thường , đã tự chiến thắng được tình cảm , được phản ứng của bản năng . Họ đã vượt ra ngoài phạm trù con người thế tục , nếu lấy con mắt phàm tục nhìn họ thì không thể nào hiểu nổi . Người chửi ta giận , người đánh ta đỡ , đó là bản năng tự vệ của tất cả mọi người . Bị chửi mà không giận , bị đánh mà không đỡ , mới là việc khó làm , phi bậc thánh giả khó mà làm được . Hằng ngày chúng ta sống theo tình cảm , theo bản năng , thấy những phản ứng như vậy cho là phải lẽ , hợp lý . Nếu thấy người bị chửi mà không giận… , chúng ta liền đâm ra bực tức , khinh dễ họ , cho là hèn nhát yếu đuối . Đâu ngờ , những kẻ ấy đã đứng trên đỉnh chúng ta , mà ở dưới này chúng ta vẫn tự cao tự đại .
Nước cam lồ là thứ nước rất trong , mát và thơm ngọt , do hứng ngoài sương mà được . Chữ cam là ngọt , chữ lồ đọc trại chữ lộ , tức là sương hay móc . Khi người ta bị nóng bức khô khan , nếu được một giọt nước cam lồ thấm vào cổ sẽ nghe ngọt ngào mát rượi . Nước cam lồ tượng trưng cho lòng từ bi của Bồ-tát . Khi chúng sanh bị lửa phiền não thiêu đốt , thiết tha cầu cứu Bồ-tát , Ngài sẽ mang nước từ bi đến dập tắt và đem lại cho người sự mát mẻ an lành . Chúng ta đang sống trong nhà lửa tam giới , ngọn lửa phiền não của chúng ta nổi cháy rần rần , nếu không có giọt nước từ bi của Bồ-tát , chắc hẳn tất cả chúng ta đều phải chết thiêu trong lò phiền não .
Từ bi là lòng thương không vụ lợi , không phân biệt thân sơ , không thấy có quý tiện , lòng thương chân thật bình đẳng . Sự cao quý cao cả của nó , chỉ có nước cam lồ mới đủ tính cách tượng trưng . Nước cam lồ chẳng những cứu người qua cơn khát cháy cổ , mà còn đem lại cho người mùi thơm ngon , ngọt dịu . Từ bi chẳng những cứu người trong cơn nguy khốn , mà còn đem lại cho người nguồn an lạc vô biên . Bởi tính chất quý báu vô thượng của nước cam lồ như vậy , nên phải đựng nó trong một cái bình thanh tịnh . Vì của quý bao giờ cũng đựng trong món đồ quý .
Bình thanh tịnh là tượng trưng 3 nghiệp trong sạch . Chúng ta ôm ấp lòng từ bi muốn ra cứu độ chúng sanh , nếu thân , miệng , ý chưa được trong sạch thì khó mong thực hiện lòng từ bi . Nếu cố gắng thực hiện , một thời gian cũng lạc về danh hay vì lợi . Ví như người có khoa y dược , sẵn sang chữa trị bệnh khổ cho người , khi những con bệnh lành , đương nhiên phải có sự đền đáp hay khen ngợi trên báo chí , nếu người ấy ý chưa trong sạch dễ nóng lòng danh lợi . Do đó , dần dần làm hoen ố lòng từ bi . Cho nên , muốn thực hiện lòng từ bi , điều kiện tiên quyết là 3 nghiệp phải thanh tịnh .
Muốn mang nước cam lồ ra rưới mát chúng sanh , phải dùng cành dương làm phương tiện . Bởi vì chúng sanh trong đời nghiệp chướng quá sâu dầy , ít khi thấy lẽ phải . Họ chỉ sống theo bản ngã , sống vì dục vọng của họ , khó ai làm cho họ hài lòng . Dù người ấy sẵn sang tiếp giúp họ trong cơn khốn đốn , mà họ vẫn không biết ơn , đôi khi còn phản bội . Người sẵn lòng từ bi ra tế độ chúng sanh , nếu thiếu đức tánh nhẫn nhục thì sự tế độ khó được viên mãn . Không phải ai ai cũng sẵn sang đưa tay cho ta dìu ra khỏi con đường nguy hiểm hết đâu , dù họ là những kẻ mù . Có kẻ tin đưa tay cho ta dìu đi , song giữa đường vấp phải những hòn đá nhỏ , hay chạn những gốc cây , là họ sừng sộ với ta . Có kẻ dìu đi được 1 đoạn , họ cho là nhọc nhằn khổ sở , không muốn đi nữa , rồi kiếm chuyện làm khó dễ ta . Có kẻ không ưng đưa tay ta dìu , lại còn mắng nhiếc ta thậm tệ . Ở những trường hợp đó , dù ta có thiện chí muốn cứu giúp họ thế mấy , nếu thiếu đức nhẫn nhục , thử hỏi ta có thể làm việc gì ? Bởi thế , người học đạo từ bi trước phải tập đức nhẫn nhục khi nhẫn nhục được thuần rồi mới ra thực hiện từ bi . Chưa tập được đức nhẫn nhục đã vội ra thực hành từ bi , chẳng những không làm được hạnh từ bi , mà lại phát sanh sân hận là khác . Cho nên , phải có cành dương rồi , sau mới nhúng nước cam lồ rưới mát chúng sanh .Để thấy rõ công hạnh từ bi , chúng ta hãy nghe đoạn văn tán dương năng lực nhành dương của Ngài Thiên Thai Trí khải :
“Thùy dương liễu biến sái cam lồ , trừ nhiệt não dĩ giai đắc thanh lương , tầm thinh cứu khổ ư tứ sanh , thuyết pháp độ thoát ư lục đạo , bẩm từ bi kiên cố chi tâm , cụ tự tại đoan nghiêm chi tướng , hữu cầu giai ứng , vô nguyện bất tùng , cố ngã tri lưu , đoan thừa tịnh quán , thành tụng mật ngôn , gia trì pháp thủy . Thị thủy giả , phương viên tùy khí , dinh hư nhậm thời , xuân dương đông ngưng , khẩn lưu lương chỉ , hạo hạo hồ , diệu nguyên mạc trắc , thao thao hồ , linh phái nan cùng , bích giáng tang long , hàn đàm tẩm nguyệt , hoặc tại quân vương long bút hạ , tán tác ân ba , hoặc cư bồ tát liễu chi đầu sái vi cam lồ , nhất đích tài triêm , thập phương câu tịnh”.

Dịch :

“Cầm cành dương (Ngài) rưới nước cam lồ lên khắp cả , trừ nhiệt não (Ngài) làm cho mọi người đều được tắm trong dòng suối thanh lương . Nghe tiếng kêu mà cứu khổ tứ sanh , Ngài thuyết pháp để độ thoát cho lục đạo . Sẵn tâm niệm từ bi kiên cố , đủ dúng vẻ tự tại trang nghiêm , không ai cầu mà chẳng ứng , không nguyện nào mà chẳng thành . Cho nên chúng con là kẻ xuất gia , an trụ trong tịnh quán , chí thành đọc lại mật ngôn và gia trì pháp thủy . Tịnh thủy này vuông tròn tùy theo bình chứa đựng , có hay không cũng tùy tiết tùy thời . Mùa xuân là loãng , mùa đông thì đặc , khi chảy khi đọng thật là mênh mông , nguồn sâu khó lường , chẩy mãi thao thao , thật là dòng linh khôn tuyệt . Ở trong khe đá , nước ngâm bóng loài rồng , ở dưới ao thu , nước tẩm lấy bóng nguyệt . tịnh thủy này đọng dưới ngòi bút của đấng quân vương để rồi làm tràn ngập sóng ân , hoặc nằm trên đầu nhành dương liễu của vị giác hữu tình để rưới thành cam lồ linh diệu . Chỉ cần 1 giọt nước rưới lên là 10 phương đều được sạch trong”.
Muốn diễn tả lòng từ bi cao cả của Bồ-tát quán thế âm , tác giả dung giọt nước nhành dương , thật linh động biến ảo .Nước không cố định ở một hình thức nào tùy duyên biến chuyển có khi là thể lỏng , có khi là thể cứng , có khi là biến thành hơi . nếu chúng ta chấp nước chỉ ở thể lỏng , tức không hiểu được nước . Không phải chỉ ở 1 hình thức cố định , mà linh động tùy duyên . Đủ duyên cơ cảm thì Bồ-tát ứng hiện .
Nước khi đọng dưới hồ thu trong xanh in bóng trăng , khi lóng trong khe đá làm nhà của rồng , lúc chảy ầm ầm thành suối gào thác đổ , thật không thể lường được diệu dụng của nước .Lòng từ bi của bồ tát cũng thế , mênh mông như bể cả bao hàm tất cả chúng sanh , tràn trề như ngọn triều lên mang hạnh phúc cho mọi loài thọ hưởng . Bất cứ nơi nào , chốn nào có cảm thì Bồ-tát đều ứng hiện . Sự ứng hiện tùy theo căn tánh chúng sanh , kẻ thấy Bồ-tát ở hình thức này , người cảm Bồ-tát nơi tướng trạng khác . Tựu chung có cảm thông nhất định có linh ứng .
Chỉ 1 giọt nước (nhỏ mực) đọng dưới ngòi bút của hàng vua chúa cũng đủ làm cho muôn dân thấm nhuần ơn vũ lộ . Hoạc 1 giọt nước (giọt cam lồ) nằm trên đầu nhành dương liễu của bậc Bồ-tát cũng đủ giải thoát mọi loài chúng sanh . Lòng từ bi không chỉ có ở trong tâm bồ-tát , trong tâm kẻ tu hành , mà còn có ở trong lòng bậc đế vương , trong lòng kẻ quyền thế . Cho nên , ai cũng có thể là bậc cứu khổ chúng sanh , miễn họ phát tâm từ bi . Từ bi không phải là gia bảo dành riêng cho các bậc tu hành , mà nó là của chung cho nhân loại . Dù ở hoàn cảnh nào , trường hợp nào , cũng thực hiện từ bi được , nếu trong lòng chứa sẵn từ bi .
Qua những lời tán than trên , chúng ta thấy lòng từ bi cao ca khôn lường . Chúng ta lễ đức Quán Thế Âm luôn luôn phải ghi nhớ 2 đức tánh căn bản của Ngài : nhẫn nhục và từ bi , để đem áp dụng vào bản thân của ta. Có thế , sự lễ bái mới thật là hữu ích và cần thiết vô cùng .

 
0